Đình thôn Giới Tế, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du được khởi dựng từ thời Trần do một gia đình hào phú, góp tiền ruộng cùng với dân làng đứng ra hưng công khởi dựng và được trùng tu vào các triều Lê - Nguyễn. Trải qua thời gian và chiến tranh, hiện nay đình còn tòa Tiền tế, Đại đình và nhà Dải vũ.
Đình Giới Tế là nơi thờ Thành hoàng là Phù Đổng Thiên Vương (đức Thánh Gióng), đánh giặc nhà Ân bảo vệ đất nước từ thời Hùng Vương thế kỷ thứ VI. Vì vậy, tên làng Giới Tế có nghĩa: Giới là tiếng thơm, Tế là bụi tre ngà.
Trước đình là hồ nước rộng
Cổng định (Tam môn) được xây dựng theo lối kiến trúc cổ
Toà Tiền tế gồm 3 gian, 2 chái, có kiến trúc kiểu “thượng chồng rường, hạ chồng rường bảy hiên”
Các góc của toà Tiền tế là những mái đao cong vút...
Trước toàn Tiền tế có những linh thú bằng đá xanh
Tòa Đại đình có kiến trúc hình chữ “Đinh” gồm: Đại bái 3 gian 2 chái, 2 dĩ, kiến trúc kiểu “thượng chồng rường, hạ ván mê kẻ hiên”.
Trên các cấu kiện của tòa Đại đình được chạm hình rồng cùng hoa lá và vân mây cách điệu mang tính nghệ thuật thời Nguyễn.
Toàn bộ nền tòa Tiền tế và Đại đình được lát bằng gạch cổ.
Hậu cung một gian, kiến trúc truyền thống
Đình Giới Tế hiện còn bảo lưu được nhiều tài liệu hiện vật có giá trị như: Ngai, mũ, khám thờ, hạc thờ, bộ bát bửu, ngựa thờ… thế kỷ XIX.
Đặc biệt là 03 bia “Hậu thần bi ký” thế kỷ XVIII (niên hiệu Vĩnh Thịnh, Chính Hòa).
Trong đình còn có bia tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ
Bàn thờ Hồ Chủ Tịch
Bàn thờ Đức Khổng Tử
Đình thôn Giới Tế được Nhà nước xếp hạng là di tích Lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 295 - VH/QĐ, ngày 12/02/1994.
Nguồn: Bacninh.gov.vn