Những bậc đá xanh kiên cố dẫn lối lên cửa đền.
Đền thờ Lê Văn Thịnh có kiến trúc theo kiểu chữ Đinh gồm Tiền tế 3 gian, 2 di, Hậu cung 2 gian,
bộ khung vì kèo kiểu “giá chiêng, con chồng”, phía trước là hệ thống cửa bức bà, hai bên có cột đồng trụ.
Bên trong khu vực tiền tế của đền.
Hậu cung đền thờ Lê Văn Thịnh.
Tượng thờ Thái sư Lê Văn Thịnh được thờ tại đền.
Đền Lê Văn Thịnh được nhân dân trùng tu tôn tạo từ năm 2002, tới năm 2008
đền tiếp tục được trùng tu, tu bổ nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long Hà Nội.
Trong cụm di tích có nhiều hiện vật cổ quý giá như: khánh đá,
bia đá niên đại Cảnh Hưng 32, chuông đồng...
Khánh đá cổ tại đền Lê Văn Thịnh.
Bên trái đền thờ có ngôi miếu nhỏ - Miếu Xà Thần, người dân thường gọi là “ông rồng”.
Toàn thân tượng được tạc bằng khối đá sa thạch (đá cát) nặng gần 3 tấn, màu vàng cát
với hình dáng độc đáo “nửa rồng, nửa rắn” trong tư thế “miệng cắn thân, chân xé mình”.
Tượng rồng được tìm thấy trong khuôn viên nơi từng là tư gia của Thái sư Lê Văn Thịnh
nên nhiều người cho rằng tượng chính là nơi gửi gắm những tâm sự về nỗi oan khiên mà
Thái sư Lê Văn Thịnh phải chịu trong vụ án trên hồ Dâm Đàm (Hồ Tây) đời vua Lý Nhân Tông.
Pho tượng này được phát hiện vào năm 1991, đây là tác phẩm nghệ thuật hiếm thấy, với hình dáng
kỳ dị nửa giống rồng, nửa giống rắn với tư thế "miệng cắn thân, chân xé mình". Trong lịch sử mỹ thuật
Việt Nam chưa ghi nhận bức tượng nào có hình dáng tương tự.
Hai chân trước gân guốc, dang rộng, mỗi chân xòe ra 5 móng vuốt sắc nhọn
bấu chặt lấy thân như đang cào xé chính mình.
Các nhà nghiên cứu đều thống nhất: Tượng “rồng đá” ở đền thờ Lê Văn Thịnh là pho tượng
có hình dạng độc đáo, cho đến nay chưa từng có trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam và các nước
Đông Nam Á. Với giá trị tiêu biểu độc đáo đó, tượng “rồng đá” ở đền thờ Lê Văn Thịnh
đã được Thủ tướng chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia.